detarametaolao’s blog

Toàn những thứ nhảm nhí, tào lao và không chính xác :D

"Phát âm" và "ngữ điệu" trong tiếng Nhật

Từ ngày đầu tiếp xúc với tiếng Nhật cho tới tận bây giờ mình luôn thắc mắc những vấn đề, à không phải vấn đề mà là những cách nói đơn giản nhất, dễ hiểu nhất trong cuộc sống hằng ngày. Không biết nó nói như thế nào thì câu văn sẽ trở nên tự nhiên >"<.

Cách nói thì bao gồm nhiều thứ hợp lại như: ngữ điệu (イントネーション), phát âm (発音), Cách sử dụng từ ngữ (言葉使い)...bla bla. Tất nhiên có cả kiểu khái niệm này bao trùm lên khái niệm kia. Mình không phải là người nghiên cứu về ngôn ngữ nên không thể nắm rõ ràng các khái niệm.

Theo bản thân mình thì cách nói chuyện để người nghe dễ hiểu nhất đó là ngữ điệu và phát âm. Hai thứ này rất quan trọng. Ban đầu tiếp xúc tiếng Nhật sẽ là chú trọng phát âm, sau đó dần dần sẽ luyện tập ngữ điệu.

Về cách phát âm: Mình không dám khẳng định, hay nói chính xác là không thể nói rằng mình phát âm tốt (lý do có lẫn chất giọng vùng miền) nhưng mình luôn có gắng chỉnh sửa cách phát âm cho từng từ ngữ, điều này theo mình nghĩ rất quan trọng. Chỉ với việc chỉnh sửa cách phát âm của từng từ ngữ, theo thời gian, những từ vựng bản thân có thể phát âm chuẩn sẽ tăng lên (tất yếu nhỉ? hehe) . Rõ ràng nó rất có lợi trong giao tiếp.

Ở Việt Nam, việc luyện phát âm tiếng Nhật có khá nhiều khó khăn. Cụ thể: đặc trưng của giọng vùng miền ảnh hưởng tới cách phát âm. Ngày xưa đi học mình gặp một số bạn đến từ một số tỉnh Bắc miền Trung, các bạn ấy hầu như phát âm rất nặng >< trái ngược với tiếng Nhật- phát âm nhẹ, âm vòm họng là chính. Cụ thể một số trường hợp nghe rất buồn cười, ví dụ cách phát âm y chang như sau: Gòa ta shi góa A đệt , NA kara kimashita...

sa, sou hay đọc trẹo thành Sha, sho.

Tuy nhiên nếu rèn dũa phát âm thì có lẽ người miền Trung sẽ là những người phát âm chuẩn nhất-  ý kiến cá nhân

Miền Bắc là thì lại hạn chế những từ vựng bắt đầu bằng chữ : Sh, yo, yu, ya..

VD: shi, sha hay biến thành xi, xa..

Người miền Nam hay phát âm kiểu giọng hướng lên trên với form chính là sử dụng nhiều dấu sắc hehe. VD như: masu-mát..

Về cách phát âm thì mệt thế đấy. Nhưng không có gì là không thể luyện tập. Phát âm dễ luyện tập hơn kỹ năng trình bày, kỹ năng đọc, viết nhiều trong khi nó lại là món đòn quan trọng nhất trong giao tiếp tiếng Nhật. Cách luyện tập đó chính là luyện ngay từ khi từ khi bắt đầu tiếp xúc với tiếng Nhật và tuyệt đối không nên tin tưởng vào cách phát âm chuẩn (do giáo viên tiếng Nhật) quy định. Trên mạng có rất nhiều trang dạy phát âm, lên youtube cũng có thể 検索 thấy.

Về ngữ điệu: ca này khó. <=== 難しいケースだね <--- dịch bậy đới :D

Trong khi nói nếu ngữ điệu sai, hay là cứ kiểu nói ngang từ đầu đến cuối thì người nghe hẳn là thấy rất buồn cười, tưởng tưởng một tí thì như kiểu người Việt mình nghe người nước ngoài nói tiếng Việt vậy. VD khi rủ rê: タバコを吸いにいかない?- đi hút thuốc không?

Lên giọng cuối câu "tabako ô suini i ka nả-i?" thì sẽ thành cầu rủ rê nhưng mà nói ngang ngang nghĩa của nó là sẽ "tabako ô suini ikanai - tôi không đi hút thuốc".

Khi ngạc nhiên mà nói "まじで?" hay ”本当" với giọng điệu ngang ngang thì không thể hiện được sự ngạc nhiên đâu nhá.

Nói chung về ngữ điệu khá là khó luyện tập, kể cả những người biết nhiều từ vựng, nhiều ngữ pháp, hiểu nhiều cách nói. Nếu muốn luyện tập chắc chỉ có cách xem nhiều chương trình truyền hình thực tế trên mạng, nghe người Nhật nói chuyên nhiều. Hình như trên mạng có một số app luyện 口調 - giọng điệu. Những app này chỉ cho bạn trong những cách nói đó thì sẽ nói với giọng điệu kiểu như thế nào. Nếu luyện ngữ điệu theo phim ảnh thì mình nghĩ nó không tự nhiên lắm, vì người ta hay dùng một số kiểu nói cứng... Tưởng tượng bạn xem phim VN cũng cảm thấy thế, nhiều cách nói ở ngoài đời chả ai nói đâu, nếu mà nói thì cũng chỉ là nói đùa..

Hehe! Hết.

Đây chỉ là nơi mình viết nhảm nhí, mình không phải là người nghiên cứu hay sensei gì gì đó. Bạn thích có thể đọc và không thích có thể không đọc. Có thể bài viết của mình là hoàn toàn tào lao như tên Blog. Nhưng chả sao cả hehe. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn.